Chiến tranh Krym Florence Nightingale

Florence Nightingale nổi tiếng khi bà theo làm y tá chăm sóc cho thương binh quân đội Anh trong chiến tranh vùng Krym. Ngày 21 tháng 10 năm 1854, bà và 38 y tá tình nguyện được Sidney Herbert gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ nơi quân Anh đồn trú.[3]

Nightingale đến nhà thương quân y Scutari tại Istanbul và chứng kiến một cảnh kinh hoàng: thương binh bị bỏ bê không ai chăm sóc vì các y sĩ quá mệt mỏi, thuốc men hiếm, dụng cụ dơ bẩn, và nhiễm trùng tràn lan gây thương vong rất nhiều. Ngoài ra không có hệ thống nấu và phát thức ăn cho bệnh nhân.

Nightingale cùng các chị em y tá thay nhau chùi rửa nhà thương, dụng cụ y tế và sắp đặt lại hệ thống chăm sóc bệnh nhân. Tuy thế, số tử vong vẫn tăng lên. Nhà thương này quá chật, chứa quá nhiều bệnh nhân, hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm ô uế không khí. Trong thời gian Nightingale làm việc tại nhà thương Scutari, 4077 thương binh bị chết. Binh lính chết vì bệnh tật (kiết lỵthương hàn) gấp mười lần vì chiến thương. Đến tháng 3 năm 1855, sáu tháng sau khi Nightingale vào làm việc tại nhà thương này, chính phủ Anh mới gửi nhân viên tẩy trùng sang làm thông hệ thống ống cống và thoáng khí. Số tử vong giảm xuống ngay sau đó.

Nightingale tuy thế vẫn tin rằng bệnh nhân tử vong là do ăn uống thiếu dinh dưỡng và binh lính làm việc quá sức. Mãi cho đến khi về lại Anh, bà mới nghiên cứu các bằng chứng cụ thể do Ủy ban Sức khỏe Quân đội Hoàng gia đưa ra và nhận thức được tử vong phần lớn là do điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh. Qua kinh nghiệm này, từ đó về sau bà luôn coi vấn đề vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong môi trường sinh sống. Tử vong của bệnh nhân trong nhà thương vào thời bình nhờ đó cũng giảm nhiều.

Người phụ nữ với cây đèn

Hình vẽ trên báo London News (1855)

Báo Times lúc bấy giờ viết phóng sự về diễn tiến cuộc chiến tại Krym. Trong một bài, ký giả báo này kể về Florence Nightingale và tặng bà danh hiệu "The Lady with the Lamp" (Người phụ nữ với cây đèn):

Nói không ngoa, Cô là một tiên nữ cho thuốc, vóc dáng mảnh mai của cô thầm lặng lướt qua những hành lang của bệnh viện, những khuôn mặt bệnh nhân đang đau khổ lộ vẻ biết ơn mỗi khi thấy bóng cô. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm và sự tĩnh mịch phủ lên các hành lang đầy những bệnh nhân co quắp, cô xuất hiện với cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi tuần các trại bệnh một mình.[4]

Henry Longfellow viết bài thơ "Santa Filomena" về bà năm 1857:

Kìa! trong giờ phút đớn đau

Tôi thấy Cô đến với cây đèn
Lướt qua những bóng mờ bi đát,

Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Florence Nightingale http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a12389857 http://www.bmj.com/cgi/content/full/311/7021/1697 http://www.countryjoe.com/nightingale/joe_grave.jp... http://www.countryjoe.com/nightingale/wellow.htm http://www.nytimes.com/learning/general/onthisday/... http://www.journals.uchicago.edu/CID/journal/issue... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p182947785 https://nla.gov.au/anbd.aut-an35387714